Sound Card là 1 trong những khải niệm khá hot dạo gần đây. Thế nhưng không hẳn ai cũng hiểu Sound Card là gì, chúng ta có cần tới linh kiện này và khi nào thì cần tới chúng? Hãy cùng Mic Livestream Binh Duong tìm hiểu Sound Card là gì? Cách lựa chọn Soundcard chuẩn nhất trong bài dưới đây.
Ưu nhược điểm của Sound Card
Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của Sound Card về những lợi ích và khó khăn khi sử dụng.
Ưu điểm
- Sound card chuyên dụng thường cung cấp chất lượng âm thanh vượt trội so với card âm thanh tích hợp trên bo mạch chủ.
- Có thể dễ dàng kết nối với nhiều loại thiết bị âm thanh khác nhau, từ loa, tai nghe cho đến các thiết bị ghi âm chuyên nghiệp.
- Âm thanh vòm và các hiệu ứng âm thanh khác sẽ được tái tạo một cách rõ ràng và chi tiết hơn, giúp tăng cường trải nghiệm chơi game.
- Cải thiện hiệu suất tổng thể của hệ thống, đặc biệt là khi chạy các ứng dụng nặng hoặc chơi game giúp giảm tải cho CPU.
- Đi kèm với phần mềm tùy chỉnh âm thanh, cho phép người dùng điều chỉnh các thiết lập EQ, tăng cường bass, treble và các hiệu ứng âm thanh khác theo ý thích.
Nhược điểm
- Sound card chuyên dụng thường có giá thành khá cao, đặc biệt là các dòng cao cấp.
- Cài đặt phức tạp, cần phải mở máy tính, cài đặt driver và thiết lập các cài đặt âm thanh.
- Một số sound card có thể gặp vấn đề về driver hoặc không hoạt động tốt với một số hệ điều hành nhất định, gây khó khăn cho người dùng trong quá trình sử dụng.
- Nếu không gian bên trong case hạn chế hoặc người dùng có nhiều linh kiện khác cần lắp đặt thì đặt sound card có thể chiếm diện tích không gian.
Phân loại Sound Card và chức năng từng loại
Sau khi tìm hiểu được Sound Card là gì thì chúng ta hãy cùng phân loại Sound Card và tính năng của từng loại này.
Sound Card máy tính
Hiểu một cách đơn giản thì Sound Card là một thiết bị cho phép âm thanh từ microphone đi vào máy tính và thường được kết nối bằng cổng USB hoặc Firewire…. Sound Card có thể là dạng tích hợp trên mainboard hay còn gọi là Sound Card Onboard hoặc là dạng cắm rời thông qua các cổng gọi là Sound Card rời. Dù nó tồn tại ở bất kỳ dạng nào thì thiết bị này đều gồm có 3 thành phần chính đó là: ADC, DSP và DAC.
Trong đó:
- ADC: Analog to Digital Converter, chuyển đổi tín hiệu âm thanh analog sang tín hiệu kỹ thuật số
- DSP: Digital Sound Processor, bộ xử lý âm thanh số
- DAC: Digital to Analog Converter, chuyển đổi tín hiệu âm thanh kỹ thuật số sang tín hiệu analog.
Một chiếc Sound Card cổ điển có kiểu dáng không khác gì Video Card khi chưa có tản nhiệt. Với thiết kế mỏng, dẹt và sử dụng cổng PCI/ PCIe trên bo mạch chủ để kết nối. Tuy nhiên khi phân khúc càng lên cao thì Sound Card trở nên cầu kì hơn với những cổng mic, input/ output và có dáng vẻ của DAC/ AMP chuyên dụng.
Sound Card thu âm
Sound Card thu âm là Card chuyên để hỗ trợ thu âm cho phòng thu chuyên nghiệp hoặc phòng thu nghiệp du tại nhà hay đơn giản chỉ để thu âm trong công việc hàng ngày như đọc truyện, thu âm lời giảng…Sound Card thu âm được cấu tạo đơn giản hơn so với Card livestream và dễ dàng sử dụng hơn. Đặc biệt Sound Card thu âm thì chỉ có chức năng thu âm không livestream được lên khi quyết định mua mọi người lên xác định kỹ mục đích sử dụng chính là gì để mua cho phù hợp.
Sound Card livestream
Cũng giống như Card thu âm, card livestream cũng có thể thu âm được nhưng chất lượng âm thu sẽ kém hơn một chút so với dòng chuyên để thu âm. Điểm khác nhau dễ phân biệt nhất là Card Livestream hỗ trợ chức năng livestream, hát karaoke. Có nhiều Núm Volume điều chỉnh âm lượng cũng như hiệu ứng hơn cho ra bản thu sinh động hơn.
Cách lựa chọn Sound Card tốt nhất
Kể cả không có được tích hợp công nghệ chuyển đổi Digital-to-Analog Converter thì giá thành cho Sound Card cũng không thực sự quá lớn với chỉ tầm 500K + là bạn đã có thể sở hữu được một sản phẩm được việc.
Còn nếu để chọn thực sự đầu tư trước khi mua Sound Card, những câu hỏi cần phải trả lời là: bạn có sử dụng nhạc cụ khi thu âm không? Bạnn cần bao nhiêu cổng mic? Chi phí bạn có thể bỏ ra cho Sound Card khoảng bao nhiêu? Nói chung tùy vào mục đích sử dụng và túi tiền của bạn để lựa chọn.
Dùng để giải trí nghe nhạc
Sound card dùng để giải trí như nghe nhạc, xem phim, chơi game, hát karaoke online. Tùy thuộc vào mục đích cũng như nhu cầu của người dùng mà các nhà sản xuất đã cho ra đời các dòng sản phẩm sound card khác nhau. Nếu chỉ dừng lại ở việc thưởng thức âm nhạc thì dòng soundcard giá rẻ là phù hợp. Bạn chỉ cần sở hữu sở hữu một sound card 2.1 hỗ trợ hai kênh, cùng với loa để phát âm thanh là được.
Một số mẫu sound card để nghe nhạc như: Sound Card XOX K10, Sound Card XOX K30, Creative Sound Blaster X-Fi Surround 5.1
Creative Sound Blaster X-Fi Surround 5.1 với kích thước nhỏ gọn. Sản phẩm này rất phù hợp với công việc hoàn thiện âm thanh từ laptop trên mọi cung đường
Đối với những người yêu thích các dòng nhạc như dance, rock, hiphop… thường có âm hưởng vang, lớn.. thì chọn mua những Sound Card có công suất làm việc lớn hơn để hỗ trợ âm thanh tốt hơn như tiếng bass, tiếng trống được rõ ràng hơn. Vừa hạn chế được chi phí mà vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mình.
Dùng để thu âm, livestream
Sound card chuyên nghiệp, chuyên dùng cho các phòng thu hoặc nhu cầu nghe nhạc cao cấp hơn. Việc chọn mua sound card có hỗ trợ đa kênh như các dòng 4.1, 5.1 là điều cần thiết. Vì nó hỗ trợ thêm các hiệu ứng âm thanh tốt hơn. Kết hợp với các thiết bị hỗ trợ khác như loa, mic thì việc cảm nhận sẽ trung thực và ổn định hơn.
Sound card dùng để chơi game thì bạn có thê lựa chọn những mẫu sau: E-MU 0404 USB, Creative Blaster USB 5.1 SB0490
Dùng để thu âm chuyên nghiệp
Sau cùng đó là Sound Card thu âm chuyên nghiệp. Nó dùng cho từ home studio đến phòng thu chuyên nghiệp. Với phòng thu tại nhà, nếu bạn chỉ đầu tư một chiếc micro mà chưa có Sound Card thu âm. Bạn vẫn chưa thể có được một bản thu hoàn hảo. Tất nhiên, chúng ta vẫn cần phải chú trọng đến chất lượng thu âm của micro. Với phòng thu âm chuyên nghiệp thì Sound Card lại càng không thể thiếu. Nó là yếu tố giúp cho công việc thu âm trở nên thuận tiện hơn.
Lưu ý:
Bạn hoàn toàn không cần tới Sound Card để có thể nghe tận hưởng âm nhạc từ PC hay laptop của mình. Chỉ trừ trường hợp bo mạch của máy không tích hợp (điều tương đối hiếm trong thời đại hiện nay). Tuy nhiên nếu bạn đọc muốn loại bỏ tối đa âm thanh nhiễu điện từ nhỏ bé nhưng khó chịu hoặc có dự định thu âm chuyên nghiệp. Thì Sound Card là một linh kiện không thể bỏ qua để đạt được chất lượng audio tốt nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Sound Card là gì? Phân loại và chức năng của từng loại Sound Card chuyên dụng. Đồng thời là cách lựa chọn Sound Card phù hợp với mục đích sử dụng như nghe nhạc, Livestream, thu âm,.. Bạn hãy cân đối và đưa ra quyết định phù hợp. Hi vọng các thông tin này hữu ích cho quý khách.